6 sự thật “minh oan” cho cà phê

Lâu nay cà phê vẫn được coi là loại thức uống gây hại cho sức khỏe và nên hạn chế tối đa việc sử dụng loại đồ uống dễ gây nghiện này. Tuy nhiên, cà phê thực sự có đáng bị “xa lánh” như nhiều người vẫn tưởng.

4dca3f66e4e20_coffee-1_26169640

1. Cà phê không “hãm hại” bệnh nhân tiểu đường

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia thuộc trường Đại học Y Harvard (Mỹ), người đứng đầu nhóm nghiên cứu là GS. Frank Hu – Chuyên da dinh dưỡng và dịch tễ học. Hơn 193.000 người đã tham gia vào nghiên cứu này. Họ là những người có thói quen uống nhiều hơn 6 hoặc 7 tách cà phê mỗi ngày.

Sau một thời gian nghiên cứu kết quả cho thấy: những người này có ít hơn 35% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 so với những người chỉ uống dưới 2 tách cà phê mỗi ngày. Với những người dùng từ 4-6 tách cà phê mỗi ngày thì nguy cơ mắc tiểu đường giảm xuống 28%.

Lý giải cho điều này, GS. Frank Hu cho rằng: “Cà phê không phải là loại đồ uống tồi tệ như nhiều người vẫn tưởng. Chúng tôi đã tìm thấy trong thành phần của cà phê có chứa loại kháng chất magie, crom là hai loại vi chất giúp cơ thể “sử dụng” hiệu quả hormone insulien – có tác dụng khống chế lượng đường huyết glucozo. Bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 là khi cơ thể mất khả năng sử dụng hàm lượng insulin và bình ổn lượng đường trong máu một cách hiệu quả”.

>> Cà phê giúp ngừa bệnh béo phì, tiểu đường

2. Cà phê phòng tránh bệnh tim mạch và đột quỵ

Cà phê có vai trò bình ổn nhịp tim, hạn chế nguy cơ rối loạn nhịp tim và làm giảm nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ.

Một nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 130.000 người do Trung tâm chăm sóc sức khỏe Kaiser Permanente (Mỹ) cho thấy, những người có thói quen uống từ 1-3 tách cà phê mỗi ngày thì sẽ giảm được 20% nguy cơ nhập viện do bị rối loạn nhịp tim so với những người không có thói quen này. Với phụ nữ, họ còn tận thu được lợi ích giảm nguy cơ mắc đột quỵ.

Các nhà khoa học lý giải, uống cà phê thường xuyên sẽ làm tăng khả năng đàn hồi của mạch máu, điều này đồng nghĩa sẽ giúp bạn phòng tránh chứng bệnh liên quan đến tim mạch.

Nên và không nên

+ Không nên uống cà phê khi đói bụng vì chất caffein có trong cà phê có tác dụng kích thích làm tăng tiết acid dịch vị sẽ gây ảnh hưởng xấu đến niêm mạc dạ dày, lâu dần sẽ gây nên những rắc rối đối với bộ máy tiêu hóa. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có tiền sử mắc bệnh dạ dày.

+ Không nên sử dụng cà phê để thức đêm, thức khuya vì cách này sẽ khiến cho trí não bị tổn hại và gây nên cảm giác mệt mỏi cho “chủ nhân”.

+ Cà phê có thể là nguyên nhân gây tương tác vố một số những loại dược phẩm như thuốc an thần… cho nên bạn cần lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc về khả năng tương tác của thuốc.

3. Cà phê ngăn ngừa chứng Parkinson và Alzheimer ở người già

Việc duy trì thói quen uống cà phê thường xuyên cũng là 1 trong những cách tuyệt với để chống lại chứng Alzheimer ở người già. Nghiên cứu được thực hiện bởi sự kết hợp giữa chuyên gia Phần Lan và chuyên gia Thụy Điển với sự tham gia của 1.400 người trong khoảng thời gian 20 năm đã cho thấy: những người uống từ 3-5 tách cà phê mỗi ngày đã giảm được 65% nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ so với những người không có thói quen này.

Lý giải cho điều này là bởi chất caphein có tác dụng làm giảm hàm lượng beta- amyloid trong máu ở người già, giúp phòng ngừa chứng mất trí nhớ. Trước đó, các nhà khoa học Mỹ đã xác định bệnh Alzheimer ở người già thường do một nhóm protein bất thường này hình thành trong não phá huỷ các tế bào thần kinh).

>> Tác dụng của cà phê với chứng Alzheimer

caphe-4_26169546

4. Cà phê không nguy hiểm với thai phụ nếu biết kiểm soát

Các giáo sư thuộc trường Đại học Sản tại Mỹ đã áp dụng liều dùng cho các thai phụ trong quá trình mang thai một lượng dưới 200mg cà phê mỗi ngày. Các chuyên gia nhận thấy, không có dấu hiệu sảy thai, sinh sớm hoặc dị tật thai nhi ở những phụ nữ này.

Chất caffein trong cà phê có thể gây hại cho sức khỏe của bà bầu, tuy nhiên lượng chất caphein này phải cực lớn mới ảnh hưởng cho thai nhi còn nếu lượng cà phê được kiểm soát dưới 3 ly mỗi ngày thì sẽ không có sự khác biệt nào dưới phụ nữ mang thai uống cà phê và không uống cà phê.

Lưu ý: Nếu bạn uống khoảng 8 ly cà phê mỗi ngày trong giai đoạn bầu bí thì nguy cơ sảy thai hoặc dị tật thai nhi sẽ tăng lên 300%. Lời khuyên của các chuyên gia với phụ nữ mang thai là mỗi ngày nên giới hạn thu nạp caphein vào cơ thể ở mức 300mg.

5. Cà phê hỗ trợ giảm cân

Một tách cà phê đen nguyên chất chỉ chứa 7 đơn vị calo trong khi đó một thìa đường đã chứa đến 23 đơn vị calo. Ngoài ra, cà phê còn hỗ trợ hoạt động của quá trình trao đổi chất giúp tiêu hao lượng calo dư thừa trong cơ thể một cách nhanh chóng.

Vì thế cà phê không thêm đường có thể là một loại “vũ khí” giúp bạn đạt được hiệu quả giảm cân nhanh chóng.

091009-coffee-splashing-from-white-coffee-cup22510_size_261610984

>> Tuyệt chiêu giảm cân với cà phê

6. Uống cà phê ngăn ngừa ung thư

Những thành phần trong cà phê có chứa chất chống ôxy hóa giúp phòng ngừa một vài bệnh ung thư và cản trở quá trình phát triển của các tế bào ung thư.

Một nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản cho thấy, phụ nữ uống nhiều hơn 3 tách cà phê mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư ruột so với những người không uống cà phê.

Ngoài ra phân tích của 10 cuộc nghiên cứu trước đó cũng cho thấy, những người uống cà phê sẽ giảm được 41% nguy cơ mắc ung thư gan. Cà phê còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư thận, dạ con và miệng.

Nguồn: suckhoegiadinh.com.vn