Đặng Lê Nguyên Vũ: Lễ hội cà phê phải là cuộc chơi của quần chúng

Đề án biến Buôn Ma Thuột thành thủ phủ cà phê toàn cầu và Đắk Lắk sẽ trở thành mô hình kinh tế xanh trọng điểm quốc gia sắp được công bố. Tổng giám đốc Cty CP cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ – tác giả chính của Đề án chia sẻ với chúng tôi.

dang-le-nguyen-vuÔng Vũ cho rằng, phải có tư duy chiến lược chứ không phải tư duy sự vụ thì mới giải quyết được những nghịch lý của cà phê VN hiện nay.

– Ý ông là chiến lược đầu tư ?

Hàn Quốc đầu tư cho những người chiến thắng. Những người này họ nhận định thương hiệu đó sẽ là thương hiệu quốc gia chứ không phải cá nhân ai cả. Đây là cuộc đua toàn cầu chứ không phải quốc gia này quốc gia khác.

– Nhưng liệu một DN Việt Nam có đủ sức để vươn ra ngoài làm đại diện cho thương hiệu VN không, thưa ông ?

Đóng cửa hay hội nhập, cần phải có chiến lược quốc tế. Thương hiệu của DN chế biến xây dựng được hay không thì thương hiệu quốc gia phải được xác lập. Hiện nay đối với cà phê, từ khâu trồng trọt, thu hoạch đến chế biến còn tự phát. Trong khi đó cà phê có từ hàng ngàn năm, trở thành di sản thế giới. Về căn bản chất lượng, công nghệ, mô hình… đều đã có sẵn. Chúng ta không thể “đi theo” bằng cách bắt chước, mà cần chọn một con đường khác.

– Theo ông, con đường đó như thế nào ?

Thế giới cần nghe câu chuyện về cà phê chứ không phải nhìn cà phê như là một thực phẩm.

– Câu chuyện này xuất phát từ đâu, thưa ông ?

Nêu thế giới nhìn cà phê như một thực phẩm phẩm thì VN nên nhìn cà phê về khía cạnh văn hóa, nghệ thuật. Nếu thế giới nhìn cà phê là hàng hóa thì VN nên nhìn nhận người trồng như một thực thể sống, cuộc sống người trồng gắn với giá cả, vui buồn… Chúng ta cần đưa lại những khái niệm, họ sống, gắn bó với cà phê thành hồn người, hồn nghề.

– Muốn như vậy, người trồng cà phê phải được hưởng lợi xứng đáng, và kiểm soát thị trường, chứ không phải như nghịch lý hiện nay là họ luôn bị các nước không trồng cà phê điều phối ?

Từ vấn đề nhìn nhận cạnh tranh, các nước trồng mà không kiểm soát được, chấp nhận cuộc chơi hiện nay thì vĩnh viễn người trồng gặm nhấm những phần bé nhỏ. Chính vì vậy, như tôi đã nói, chúng ta cần phải tư duy lại, nhìn nhận lại chuỗi giá trị. Đó là năng lực, làm thành quyền lực của VN. Bởi cà phê có thể mang 20 tỷ USD mỗi năm, thì khác gi dầu khí. Thậm chí giá trị rất bền vững bởi có thể tái tạo và đảm bảo môi trường.

– Nhưng để làm được điều đó không dễ, thưa ông ?

Không khó. Nhưng phải làm đồng bộ, làm đúng, có bộ chuẩn quốc tế. Như hiện nay cà phê hái xanh cũng giá đó, hái chín cũng giá đó thì không thể khuyến khích người dân làm đúng tiêu chuẩn được. Bên cạnh đó, DN phải chơi cuộc chơi bình đẳng như thế, không thì có cơ chế đào thải.

Và điều quan trọng, liên hoan, lễ hội cà phê phải là cuộc chơi của quần chúng. Đó là 2 năm một lần, những người trồng cà phê trên cả nước háo hức chờ đợi, giống như như lễ hội cà chua, lễ hội nho ở một số nước.

– Xin cảm ơn ông !