Trồng cà phê Arabica như thế nào để có hiệu quả cao nhất

Trong 3 loại cà phê trồng phổ biến ở nước ta hiện nay là cà phê chè (cà phê Arabica), cà phê vối (cà phê Robusta) và cà phê mít thì cà phê chè là được giá nhất. Nó có vị thơm dịu, hàm lượng cafein khoảng 1,2%…

Tôi theo đoàn của TS Nguyễn Văn Lạng – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đi khảo sát một vòng quanh Tây Bắc. Khi đến Tuần Giáo (Điện Biên), chúng tôi thấy bà con trồng khá nhiều cà phê chè. Hiệu quả rất tốt. Chỉ 2-3 sào, họ cũng thu được cả trăm triệu đồng. Khí hậu vùng này rất thích ứng với cà phê chè. Đó là loại cà phê có chất lượng tốt nhất và giá có khi còn cao gấp đôi các loại cà phê khác.

ca-phe-arabica-cafe-che

Chúng ta đều biết, hiện nay ta trồng phổ biến 3 loại cà phê: Đó là cà phê chè (có lá giống lá chè), cà phê vối (có lá giống với lá vối) và cà phê mít (lá to như lá mít). Trong 3 loại đó, cà phê chè là được giá nhất. Nó có vị thơm dịu, hàm lượng cafein khoảng 1,2%. Cafein là một loại ancaloit có vị hơi đắng, có tác dụng kích thích lên hệ thần kinh và quá trình tiêu hóa.

Trên thế giới có tới hàng trăm triệu người nghiện cà phê. Vì vậy, cây cà phê rất được quan tâm. Tuy nhiên, không phải ở đâu cũng trồng được cà phê. Trên thế giới, nước trồng nhiều cà phê nhất là Brazil (hơn 90%). Việt Nam chúng ta đứng hàng thứ nhì. Tính đến năm 2010, diện tích cà phê của chúng ta lên tới hơn 500.000ha với sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, cà phê chè chưa trồng được nhiều.

Cà phê có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên đòi hỏi nhiệt độ và độ ẩm cao. Nó chịu được nhiệt độ từ 15-320C, nhưng tốt nhất là từ 20-250C. Lượng mưa cũng phải cao, bình quân hàng năm phải từ 1.500-2.000mm. Đặc điểm loài của nó yêu cầu, sau vụ thu hoạch, cần một thời gian khô hạn độ 2-3 tháng thì mới phân hóa chồi hoa. Sau đó, gặp mưa thì tốt, nếu không thì ta phải tưới để cho chúng ra hoa.

Đất trồng cà phê tốt nhất là đất đỏ bazan. Ngoài ra, đất phù sa cổ, đất xám, đất đá vôi và đất đồi dốc cũng trồng được cà phê. Tuy nhiên, tầng canh tác phải trên 70cm, đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ và không bị úng ngập, pH thích hợp là 5,5-6,5.

Cà phê chè có nhiều giống như Bourbon, Moka, Mundo Nova, Catura, Typica, Catimor… Nó được nhập vào Việt Nam qua nhiều đường. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của nó (mà nhiều người ngại trồng) là khả năng kháng sâu bệnh kém. Sâu đục thân và bệnh rỉ sắt rất dễ tàn phá nương cà phê chè. Nhiều nơi đã mất trắng.

Gần đây, Viện Khoa học nông lâm nghiệp Tây Nguyên có đưa ra những giống cà phê chè có khả năng kháng bệnh cao. Đó là một tín hiệu mừng.

Nhiều chuyên gia cho rằng, nên khống chế diện tích trồng cà phê chè ở một mức độ nhất định. Vì vậy, bà con nên tham khảo ý kiến của ngành nông nghiệp ở địa phương.

Xin lưu ý, cây cà phê là cây ưa tán, lâu nay ta thường trồng xen muồng với cà phê để giảm cường độ chiếu sáng. Nhưng hiện nay, chúng tôi đưa ra công thức mới. Trồng xen mắc ca (hoặc cây bơ) với cà phê. Kết quả rất mỹ mãn. Bơ và mắc ca vừa làm nhiệm vụ che tán, vừa cho ta thu quả. Đây lại là những loại quả cao cấp nên hiệu quả thật tuyệt vời…

Xin hãy cân nhắc kỹ trên nương cà phê của chính mình.

Nguồn: caphedaklak.com