Sắc màu Tây Nguyên – Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019 https://www.lehoicaphe.com Chuyên trang thông tin phục vụ lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, Festival cafe Buôn Ma Thuột Thu, 07 Mar 2019 03:24:25 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.0.4 35011758 Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột sẽ khai trương vào tháng 3/2019 https://www.lehoicaphe.com/5946/duong-sach-ca-phe-buon-ma-thuot-se-khai-truong-vao-thang-3-2019/ https://www.lehoicaphe.com/5946/duong-sach-ca-phe-buon-ma-thuot-se-khai-truong-vao-thang-3-2019/#respond Wed, 19 Dec 2018 12:53:54 +0000 https://www.lehoicaphe.com/?p=5946 Đó là nội dung vừa được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt tại Quyết định số 3400/QĐ-UBND ngày 17-12-2018 Đề án Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột.

The post Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột sẽ khai trương vào tháng 3/2019 appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

]]>
Đó là nội dung vừa được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt tại Quyết định số 3400/QĐ-UBND ngày 17-12-2018 Đề án Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột.

Đó là nội dung vừa được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt tại Quyết định số 3400/QĐ-UBND ngày 17-12-2018 Đề án Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột.

Một góc Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột đang được hoàn thiện.

Theo đó, Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột đặt tại địa điểm hẻm 2 Phan Châu Trinh trải dài khoảng gần 100 m đường và thiết kế hiện đại, ấn tượng mang đặc trưng văn hóa địa phương với dự kiến 23 gian hàng chia thành các khu vực đọc sách, uống cà phê, nước giải khát các loại, đồ lưu niệm và dự kiến phục vụ khách trong khoảng thời gian từ 8 đến 22 giờ hằng ngày. Dự kiến Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột sẽ đi vào hoạt động vào ngày 9-3-2019.

Theo đề án, đường sách cà phê sẽ hứa hẹn các chương trình, hoạt động đặc sắc như: Giao lưu tác giả, tác phẩm; các hoạt động mang tính chuyên đề về ngày lễ; biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống; giới thiệu sản phẩm cà phê; triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật; các chương trình phục vụ cho văn hóa đọc, sinh hoạt nghề nghiệp…

Được biết đây là hoạt động nhằm hướng tới Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019 và thiết thực kỷ niệm 44 năm Ngày chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10-3-1975- 10-3-2019).

Theo cadn.com.vn

The post Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột sẽ khai trương vào tháng 3/2019 appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

]]>
https://www.lehoicaphe.com/5946/duong-sach-ca-phe-buon-ma-thuot-se-khai-truong-vao-thang-3-2019/feed/ 0 5946
Sôi động Hội Đua Voi huyện Lắk https://www.lehoicaphe.com/5083/soi-dong-hoi-dua-voi-huyen-lak/ https://www.lehoicaphe.com/5083/soi-dong-hoi-dua-voi-huyen-lak/#respond Thu, 12 Mar 2015 03:07:19 +0000 https://www.lehoicaphe.com/?p=5083 Trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V – năm 2015, ngày 11 – 3, tại buôn Jun, thị trấn Liên Sơn đã diễn ra Hội đua voi huyện Lak năm 2015. Về tham dự ngày hội có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Hoan Niê Kdăm và Nguyễn Hải Ninh, đại diện các đoàn khách quốc tế, 12 chủ voi cùng hàng ngàn người dân địa phương và du khách.

The post Sôi động Hội Đua Voi huyện Lắk appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

]]>
Trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V – năm 2015, ngày 11 – 3, tại buôn Jun, thị trấn Liên Sơn đã diễn ra Hội đua voi huyện Lak năm 2015. Về tham dự ngày hội có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Hoan Niê Kdăm và Nguyễn Hải Ninh, đại diện các đoàn khách quốc tế, 12 chủ voi cùng hàng ngàn người dân địa phương và du khách.

>> Chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 5 năm 2015

images1047550_IMG_1642
Lãnh đạo tỉnh và huyện tăng hoa và cờ lưu niệm cho nài voi trước giờ vào hội

Các chú voi thi tài ở 2 nội dung là đua trên cạn và dưới nước với, mỗi nội dung gồm 2 lượt đua vòng loại và chung kết.

images1047551_IMG_1485
Đông đảo người dân và du khách đến xem và cổ vũ hội đua

Kết quả, ở nội dung trên cạn, giải Nhất thuộc về voi Khăm Sen, Nhì: voi H’Tâu, Ba: voi H’Nông Sen, giải Khuyến khích: voi Bắk On; ở nội dung dưới nước, voi Khăm Sen giành giải Nhất, voi H’Tâu giải Nhì, voi Bắk On giải Ba và voi Rlôh giải Khuyến khích. Hội voi huyện Lak là một trong những lễ hội độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên, được tổ chức thường niên và thu hút sự chú ý của du khách trong và ngoài nước.

Sau đây là một số hình ảnh về sự kiện này:

images1047553_IMG_1500
Trang điểm cho voi trước giờ vào cuộc
images1047554_IMG_1661
Tập kết trước khu vực đường đua
images1047555_IMG_1667
Mỗi lượt đua trên cạn có 4 chú voi thi tài
images1047556_IMG_1682
Các nài voi điều khiển voi tăng tốc
images1047557_IMG_1695
So kè quyết liệt
images1047558_IMG_1562
Du khách quốc tế đến tham dự hội
images1047571_IMG_1597
Các nài voi nghỉ giải lao và trò chuyện với nhau
images1047560_IMG_1744
Xuống đường đua dưới nước
images1047561_IMG_1756
Đua dưới nước quyết liệt không kém đua trên cạn
images1047563_IMG_1770
Voi H’Tâu (số 7) đã giành giải Nhì ở cả 2 nội dung đua
images1047564_IMG_1822
Voi làm nghi thức chào khán giả và nài voi nhận giải thường từ Ban tổ chức

Nguồn: lehoicaphe.vn

The post Sôi động Hội Đua Voi huyện Lắk appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

]]>
https://www.lehoicaphe.com/5083/soi-dong-hoi-dua-voi-huyen-lak/feed/ 0 5083
Khai mạc Hội thi tạc tượng gỗ dân gian Tây Nguyên năm 2015 https://www.lehoicaphe.com/4973/khai-mac-hoi-thi-tac-tuong-go-dan-gian-tay-nguyen-nam-2015/ https://www.lehoicaphe.com/4973/khai-mac-hoi-thi-tac-tuong-go-dan-gian-tay-nguyen-nam-2015/#respond Mon, 09 Mar 2015 01:27:16 +0000 https://www.lehoicaphe.com/?p=4973 Sáng 08/3, tại Khu Du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng Ko Tam, Công ty Cổ phần Du lịch Cộng đồng Ko Tam tổ chức khai mạc Hội thi tạc tượng gỗ dân gian Tây Nguyên năm 2015. Tham dự lễ khai mạc có bà Mai Hoan Niê Kdăm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện các Sở, ban, ngành liên quan và các nghệ nhân đến từ các tỉnh Tây Nguyên.

The post Khai mạc Hội thi tạc tượng gỗ dân gian Tây Nguyên năm 2015 appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

]]>
Sáng 08/3, tại Khu Du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng Ko Tam, Công ty Cổ phần Du lịch Cộng đồng Ko Tam tổ chức khai mạc Hội thi tạc tượng gỗ dân gian Tây Nguyên năm 2015. Tham dự lễ khai mạc có bà Mai Hoan Niê Kdăm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện các Sở, ban, ngành liên quan và các nghệ nhân đến từ các tỉnh Tây Nguyên.

>> Chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 5 năm 2015

hoi-thi-tac-tuong-go-dan-gian-1
Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các nghệ nhân tham dự hội thi.

Tham dự hội thi có 37 nghệ nhân đến từ các thôn, buôn, khối phố của các tỉnh Tây Nguyên. Các nghệ nhân sẽ trực tiếp tạc các tượng gỗ với chủ đề biểu tượng về người, sinh hoạt, văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, về thế giới tự nhiên, thú rừng, chim chóc, trong đó có các nhóm tượng như tượng trang trí trong nhà sàn, nhà rông, bến nước, biểu tượng trang trí trên nóc nhà sàn, nóc nhà mồ, nóc nhà rông, tường rào, cổng vào buôn, tượng điêu khắc dân gian khác về Tây Nguyên… Đặc biệt, hội thi khuyến khích các tác phẩm thể hiện đặc trưng văn hóa dân tộc tại chỗ và các tác phẩm có ý tưởng sáng tạo mới.

hoi-thi-tac-tuong-go-dan-gian-2
Bà Mai Hoan Niê Kdăm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu khai mạc hội thi

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Mai Hoan Niê Kdăm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, hội thi là hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc nằm trong chuỗi các hoạt động phụ trợ của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V – năm 2015. Hội thi được tổ chức với hình thức xã hội hóa 100% do Công ty Cổ phần Du lịch Cộng đồng Ko Tam tổ chức. Hội thi cũng nhằm bảo tồn, phát huy, tôn vinh bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc trong tỉnh Đắk Lắk, các tỉnh Tây Nguyên về nghệ thuật tạc tượng dân gian. Đây cũng là hoạt động nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về cảnh quan khu du lịch Ko Tam, về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V – năm 2015.

hoi-thi-tac-tuong-go-dan-gian-3
Các nghệ nhân tiến hành các công đoạn đầu tiên của quá trình tạc tượng gỗ. Hội thi sẽ bế mạc và trao giải vào ngày 11/3.

Nguồn: daklak.gov.vn

The post Khai mạc Hội thi tạc tượng gỗ dân gian Tây Nguyên năm 2015 appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

]]>
https://www.lehoicaphe.com/4973/khai-mac-hoi-thi-tac-tuong-go-dan-gian-tay-nguyen-nam-2015/feed/ 0 4973
Chương trình du lịch tour cà phê tạo điểm nhấn cho hoạt động du lịch tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V – 2015 https://www.lehoicaphe.com/4848/chuong-trinh-du-lich-tour-ca-phe-tao-diem-nhan-cho-hoat-dong-du-lich-tai-le-hoi-ca-phe-buon-ma-thuot-lan-thu-v-2015/ https://www.lehoicaphe.com/4848/chuong-trinh-du-lich-tour-ca-phe-tao-diem-nhan-cho-hoat-dong-du-lich-tai-le-hoi-ca-phe-buon-ma-thuot-lan-thu-v-2015/#respond Fri, 27 Feb 2015 02:07:42 +0000 https://www.lehoicaphe.com/?p=4848 Với mong muốn kết nối những người yêu và đam mê cà phê, lần đầu tiên tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V-2015, Công ty Cổ phần du lịch cộng đồng Ko Tam sẽ đưa chương trình tour cà phê vào phục vụ du khách.

The post Chương trình du lịch tour cà phê tạo điểm nhấn cho hoạt động du lịch tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V – 2015 appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

]]>
Với mong muốn kết nối những người yêu và đam mê cà phê, lần đầu tiên tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V-2015, Công ty Cổ phần du lịch cộng đồng Ko Tam sẽ đưa chương trình tour cà phê vào phục vụ du khách.

>> Chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 5 năm 2015

Đây được coi là một trong những điểm nhấn ở lĩnh vực du lịch tại lễ hội, qua đó du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu và khám phá quá trình hình thành, phát triển của Cà phê Buôn Ma Thuột, các quy trình trồng, chăm sóc, chế biến để cho ra những ly cà phê Buôn Ma Thuột thơm ngon đặc trưng chính hiệu. Không chỉ là hành trình khám phá “thế giới cà phê”, tour cà phê thật sự còn là sự trải nghiệm thú vị đối với du khách khi họ được tự tay ươm giống cà phê, xem cách bón phân, làm cỏ, tỉa cành, tưới nước cho cây cà phê; tham gia vào các quy trình rang, xay, chế biến cà phê bột.

chuong-trinh-du-lich-tour-ca-phe-tao-diem-nhan-cho-hoat-dong-du-lich-tai-le-hoi-ca-phe-buon-ma-thuot-lan-thu-v-2015
Nghi lễ cúng sức khỏe của đồng bào Êđê tại Khu du lịch sinh thái cộng đồng Ko Tam

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty Cổ phần du lịch cộng đồng Ko Tam, chương trình du lịch tour cà phê còn chú trọng cung cấp thông tin, giúp du khách phân biệt đâu là cà phê thật, nguyên chất và chính hiệu Buôn Ma Thuột, đâu là cà phê có pha lẫn tạp chất…

Ngoài ra, du khách còn có dịp tham quan và tìm hiểu về nhà dài, bến nước, không gian văn hóa truyền thống của người dân tộc bản địa, tham gia các trò chơi dân gian, câu cá, bơi thuyền, chèo thúng…

Nguồn: baodaklak.vn

Có thể bạn quan tâm:

The post Chương trình du lịch tour cà phê tạo điểm nhấn cho hoạt động du lịch tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V – 2015 appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

]]>
https://www.lehoicaphe.com/4848/chuong-trinh-du-lich-tour-ca-phe-tao-diem-nhan-cho-hoat-dong-du-lich-tai-le-hoi-ca-phe-buon-ma-thuot-lan-thu-v-2015/feed/ 0 4848
Đến Tây Nguyên mùa thu hoạch cà phê https://www.lehoicaphe.com/4569/den-tay-nguyen-mua-thu-hoach-ca-phe/ https://www.lehoicaphe.com/4569/den-tay-nguyen-mua-thu-hoach-ca-phe/#respond Fri, 12 Dec 2014 02:28:04 +0000 https://www.lehoicaphe.com/?p=4569 Những trái cà phê chín đỏ trong mùa thu hoạch khiến nhiều du khách thấy thú vị. Nguồn: ngoisao.net

The post Đến Tây Nguyên mùa thu hoạch cà phê appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

]]>
Những trái cà phê chín đỏ trong mùa thu hoạch khiến nhiều du khách thấy thú vị.
ca-phe
Hàng năm, cứ đến tháng 9, 10 Âm lịch, người dân Tây Nguyên lại bước vào một mùa thu hoạch cà phê mới. Vì diện tích trồng cây khá rộng nên thời gian thu hoạch này sẽ kéo dài cho tới sát Tết âm lịch mới kết thúc.
ca-phe-tay-nguyen
Vào khoảng thời gian này, những trái đỏ chín mọng bám lấy cành cây khẳng khiu tạo nên hình ảnh đẹp mắt. Tuy nhiên lúc này, quả cà phê không có hương thơm như thường thấy mà phải sau khi rang mới có hương thơm ấm và đậm đà.
thu-hoach-ca-phe
Để thu hoạch được cà phê, người dân sẽ trải một tấm bạt lớn dưới các thân cây rồi tuốt quả cho rơi xuống. Cứ thế, tấm bạt được kéo từ gốc cây này tới gốc cây khác.
2014-11-23-14-24-09-1418290601_660x0
au khi đầy quả, bạt cà phê sẽ được lọc bỏ lá và cành gẫy. Lúc ấy mới được đong gọn vào bao tải để mang phơi.
phoi-ca-phe
Để tranh thủ được những đợt nắng trong ngày, người dân nơi đây phải bắt đầu ngày làm việc của mình từ sáng sớm.
phoi-ca-phe
Tùy vào điều kiện mà thời gian quả cà phê khô thường kéo dài từ 6 đến 30 ngày. Khi ấy, phần lớn sẽ được đem tới nhà máy, số còn lại được các hộ gia đình tự rang xay như phần thưởng sau một năm làm việc vất vả. Một mẻ rang cà phê tại nhà sẽ mất khoảng 30 phút và được thực hiện hoàn toàn thủ công.
mua-thu-hoach-ca-phe
Nét hồn nhiên của em bé Tây Nguyên trong mùa thu hoạch cà phê.

Nguồn: ngoisao.net

The post Đến Tây Nguyên mùa thu hoạch cà phê appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

]]>
https://www.lehoicaphe.com/4569/den-tay-nguyen-mua-thu-hoach-ca-phe/feed/ 0 4569
Những đặc sản khó cưỡng của Đắk Lắk https://www.lehoicaphe.com/4400/nhung-dac-san-kho-cuong-cua-dak-lak/ https://www.lehoicaphe.com/4400/nhung-dac-san-kho-cuong-cua-dak-lak/#respond Mon, 03 Nov 2014 01:19:48 +0000 https://www.lehoicaphe.com/?p=4400 Gà nướng sa lửa, gỏi lá, rượu cây… là những đặc sản khiến du khách vấn vương sau một lần ghé thăm thủ phủ cà phê. Gà nướng sa lửa Gà nướng sa lửa là một trong những biến tấu của món gà nướng Bản Đôn. Nguyên liệu chính là những con gà ta chính […]

The post Những đặc sản khó cưỡng của Đắk Lắk appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

]]>
Gà nướng sa lửa, gỏi lá, rượu cây… là những đặc sản khiến du khách vấn vương sau một lần ghé thăm thủ phủ cà phê.

Gà nướng sa lửa

Gà nướng sa lửa
Gà nướng sa lửa là một trong các biến tấu của gà nướng Bản Đôn
1412754758-dac-san-dak-lak-2-
Combo tuyệt vời cho món gà nướng này là cơm lam và muối sả

Gà nướng sa lửa là một trong những biến tấu của món gà nướng Bản Đôn. Nguyên liệu chính là những con gà ta chính hiệu cùng cách chế biến nướng trên lửa than. Khách cũng chấm gà với muối ớt hoặc muối sả. Tuy nhiên, gà nướng sa lửa dùng kẹp tre thay vỉ nướng. Bên cạnh đó, gà không được tẩm ướp hay trước khi nướng. Cách nướng này khiến thịt gà thơm hơn, chắc hơn và vẫn giữ nguyên vị ngọt của thịt.

Gỏi lá

Gỏi lá
Gỏi lá

Với sự hiện diện của hơn 40 loại lá rừng khác nhau, người ta gọi món ăn này là gỏi lá song nếu xét về cách thưởng thức là kẹp đủ các loại lá, bỏ vào đó thịt, tôm, da heo và các gia vị như tiêu nguyên hạt, muối hạt, ớt cay xanh… sau đó chấm với nước dùng, nói món ăn này thuộc họ cuốn chấm sẽ chính xác hơn.

1412754758-dac-san-dak-lak-4-

Ngoài cái đặc biệt của việc hơn 40 loại lá cây tham gia vào món ăn, nước chấm của gỏi lá được làm từ hèm rượu, được khử qua dầu ăn, lẫn cùng trứng vịt thành loại nước chấm sền sệt. Món ăn có hương vị khá lạ.

Lẩu lá rừng

1412754758-dac-san-dak-lak-5-

Gọi là lẩu song lẩu rau rừng giống món canh hơn, với 10 loại lá rừng được chọn lọc nấu cùng tôm khô hoặc thịt các loại.

Món “lẩu” lá rừng này được chế biến đầu tiên bởi những người dân tộc Ê đê khi phải đối diện với cuộc sống khó khăn. Để có thức ăn hàng ngày, họ đã vào rừng để hái những loại lá khác nhau về nấu canh. Trải qua thời gian, “lẩu” lá rừng đã trở thành món đặc sản của người dân tộc bản địa và du khách.

Thịt nai

1412754758-dac-san-dak-lak-6-

Thịt nai tươi khác thịt bò ở chỗ ít gân, mỡ màu trắng ngà, mềm hơn cả thịt bê non. Nai được chế biến thành nhiều món như nai xào làn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử…

Bạn có thể thưởng thức món thịt nai tại nhà hàng đặc sản tại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Giá cả khá mềm và chất lượng ổn.

Rượu cây

1412754758-dac-san-dak-lak-7-

Xét về cách ủ, lên men, rượu cây không khắc biệt với các loại rượu khác của Tây Nguyên. Điểm đặc biệt của loại rượu này là tên gọi xuất phát từ thói quen uống rượu dưới gốc cây cùng tập tục lang thang trong rừng sâu của người Bahnar, Xê Đăng, Jrai… trong tháng Ninh Nơng (tháng sau khi kết thúc mùa rẫy).

Dù không phải thật sự là loại rượu đặc sắc, song cái thú nhắm rượu cùng các món thịt rừng nướng nóng hôi hổi trong cái mát mẻ, hoang sơ tại một gốc cây nào đó trong rừng sâu sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời.

Nguồn: 24h.com.vn

The post Những đặc sản khó cưỡng của Đắk Lắk appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

]]>
https://www.lehoicaphe.com/4400/nhung-dac-san-kho-cuong-cua-dak-lak/feed/ 0 4400
Yêu lắm hạt cà phê https://www.lehoicaphe.com/4133/yeu-lam-hat-ca-phe/ https://www.lehoicaphe.com/4133/yeu-lam-hat-ca-phe/#respond Wed, 24 Sep 2014 01:37:13 +0000 https://www.lehoicaphe.com/?p=4133 Có về Buôn Mê Thuột mới biết cuộc sống của người nông dân trồng cà phê ở đây như thế nào. Cây cà phê không hoàn toàn là tất cả, nhưng là một phần thiết yếu trong cuộc sống mỗi người dân nơi đây. Điểm chung của những nông dân trồng cà phê là phần […]

The post Yêu lắm hạt cà phê appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

]]>
Có về Buôn Mê Thuột mới biết cuộc sống của người nông dân trồng cà phê ở đây như thế nào. Cây cà phê không hoàn toàn là tất cả, nhưng là một phần thiết yếu trong cuộc sống mỗi người dân nơi đây.

Điểm chung của những nông dân trồng cà phê là phần lớn họ đều là những di dân vì loạn lạc, chiến tranh, thời cuộc….của mấy chục năm trước, để rồi thấm đẫm những giọt mồ hôi để gửi gắm cả tình yêu thương vào công việc, nguồn sống và chọn lựa duy nhất cho những cành cà phê trĩu quả ở vùng đất này.

Yêu lắm hạt cà phê

Yêu lắm hạt cà phê

Yêu lắm hạt cà phê

Yêu lắm hạt cà phê

Yêu lắm hạt cà phê

Yêu lắm hạt cà phê

Yêu lắm hạt cà phê

Chú này tên Hữu có 13 người con, ngày ngày ra vườn chăm sóc từng cây cà phê với sự hướng dẫn của các chuyên gia từ Nescafe trong chiến dịch Nescafe plan. Dưới cành và mùi của chăm chỉ yêu thương, của mặn mòi và của tình phụ tử, chú cười bẽn lẽn: ‘Mình chỉ chăm chỉ thôi, cà phê chín, đạt sản phẩm ngon, còn pha ngon hay không thì tùy chuyên gia tính, không xài thuốc nhiều, hại chính mình. Dạo nì được học, chú biết tính, không phí nước nữa.

Mùa này những cây cà phê lười biếng nhứt cũng đã trổ những bông hoa cuối cùng… Tây nguyên có nắng, có gió và có cả cái tình yêu ‘đó đó’ dành cho cà phê lớn lên, vun đắp từng ngày và hứa hẹn sẽ bền lâu đến mai sau, đến khi nào Tây Nguyên nói chung và Ban Mê nói riêng thôi không còn là thủ phủ cà phê nữa. Mà điều ấy, thì có vẻ khó xảy ra lắm, phải không?

Nguồn: sưu tầm trên Internet

The post Yêu lắm hạt cà phê appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

]]>
https://www.lehoicaphe.com/4133/yeu-lam-hat-ca-phe/feed/ 0 4133
Hương cao nguyên trên thành phố Buôn Ma Thuột https://www.lehoicaphe.com/4125/huong-cao-nguyen-tren-thanh-pho-buon-ma-thuot/ https://www.lehoicaphe.com/4125/huong-cao-nguyen-tren-thanh-pho-buon-ma-thuot/#respond Wed, 24 Sep 2014 01:15:06 +0000 https://www.lehoicaphe.com/?p=4125 Nếu đã đến Buôn Ma Thuột, bạn sẽ ấn tượng về một thành phố đậm chất Tây Nguyên với cảnh đẹp hùng vĩ và con người luôn thân thiện. Khi máy bay chuẩn bị hạ cánh, từ trên máy bay nhìn xuống thành phố Buôn Ma Thuột qua ô cửa nhỏ, sau hình ảnh những […]

The post Hương cao nguyên trên thành phố Buôn Ma Thuột appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

]]>
Nếu đã đến Buôn Ma Thuột, bạn sẽ ấn tượng về một thành phố đậm chất Tây Nguyên với cảnh đẹp hùng vĩ và con người luôn thân thiện.

Khi máy bay chuẩn bị hạ cánh, từ trên máy bay nhìn xuống thành phố Buôn Ma Thuột qua ô cửa nhỏ, sau hình ảnh những mái nhà nằm san sát nhau là cánh rừng màu vàng úa rất đặc trưng do nắng, gió lâu ngày tạo nên.

Con người Buôn Ma Thuột cũng có những nét rất riêng. Họ thân thiện, thẳng thắn nhưng không thiếu sự khéo léo khi giao tiếp với khách du lịch. Bởi nếu muốn tìm một nơi thưởng thức ẩm thực núi rừng, bạn có thể hỏi thăm bất kỳ người dân nào, thậm chí cả hàng hải sản. Họ sẽ chỉ đường và giới thiệu rất nhiệt tình, niềm nở. Không chỉ vậy, họ còn sẵn sàng tư vấn nhiệt tình cho khách du lịch nên đi chơi những địa điểm nào, phương tiện gì là hợp lý và giá tốt nhất với thái độ chân thành và nụ cười thân thiện.

Du khách thích thú khi được cưỡi voi ở Buôn Đôn
Du khách thích thú khi được cưỡi voi ở Buôn Đôn.

Đến với Buôn Ma Thuột, nếu không thưởng thức cà phê thì thật là thiếu sót. Được mệnh danh là thiên đường cà phê, vị đắng ở đây dường như không thể lặp lại ở bất kỳ đâu. Cũng loại cà phê ấy nhưng khi mua về nhà pha lại chẳng thể ngon bằng cà phê uống ở Buôn Ma Thuột. Phải chăng họ có công thức và chất nước đặc biệt, cộng thêm cái nắng gió Tây Nguyên làm cho ly cà phê thêm đậm đà và lưu luyến.

Sau khi ăn sáng và thưởng thức cà phê, cuộc hành trình sẽ bắt đầu. Điểm đến đầu tiên là Buôn Đôn với chuyến du hí ngoạn mục trên lưng voi vòng quanh buôn và qua những con suối. Tiếp đến là tour đi bộ qua những cầu treo bằng tre vắt ngang con suối được níu chắc vào thân cây si. Vì thế mà chiếc cầu cứ lắc qua trái, qua phải theo nhịp chân của cả đoàn.

Ra khỏi thung lũng cây si, hành trình tiếp theo sẽ đưa bạn đến thăm nhà của vua săn voi Amakong (cả cuộc đời ông đã săn được 298 con voi, trong đó có 3 con voi trắng). Sự huyền bí, ma quái của vùng đất này càng hiện rõ khi tới thăm khu nhà mồ với những ngôi mộ cổ được viết bằng tiếng Pháp nhưng mang đậm chất văn hóa Tây Nguyên.

Khu nhà mồ nằm giữa rừng cỏ vàng úa và các ụ mối khổng lồ tạo khiến nhiều người có cảm giác sởn da gà. Nếu muốn thử thách lòng can đảm hơn, bạn có thể thăm làng cổ của người Ê Đê vào lúc xế chiều. Khi ánh mặt trời trốn sau những cây đào lộn hột, cả ngôi làng chìm trong bóng tối, ăn hiển hình ảnh những mái nhà dài (khoảng 10-20 m) mờ mờ với một vài ngọn đèn hắt ra ánh sáng yếu ớt. Khung cảnh đó gợi nhớ đến những câu chuyện về con ma ở Tây Nguyên.

Hương cao nguyên trên thành phố Buôn Ma Thuột
Thác Đray Sáp hùng vĩ giữa đất trời Tây Nguyên.

Bỏ lại cảm giác sợ hãi, bạn hãy đến thác Đray Nur, Đray Sáp hùng vĩ với hàng nghìn mét khối nước dội xuống mỗi giây tạo nên một khung cảnh ấn tượng. Khi tới gần bạn sẽ cảm thấy mát lạnh vì những hạt nước li ti từ bọt tung trắng xóa. Nước đổ mạnh như một dải lụa thả từ chân trời xuống dòng sông Serepôk, mang đến bầu không khí thoải mái, xóa tan đi cái nóng cái bức của vùng đất Tây Nguyên.

Băng qua những cây cầu treo và cánh rừng xanh mướt đến nới đầu nguồn của con thác, hình ảnh mặt suối phẳng lặng yên ả hoàn toàn khác với sự mạnh mẽ lúc ban đầu. Và thật may mắn khi ai đó được tận tay sờ vào những chùm hoa cà phê trái mùa, trắng muốt, thơm lừng, mọc kín cành cây. Hoa cà phê hút hồn những chú ong và khách du lịch cũng không ngoại lệ.

Hương cao nguyên trên thành phố Buôn Ma Thuột
Hoa cà phê trắng muốt. 

Chuyến đi vài ngày tại thành phố xinh đẹp này không chỉ giúp bạn hiểu thế nào là “hương cao nguyên”, con người Tây Nguyên, mà còn là cơ hội được tận mắt nhìn thấy cây kơnia, ngã 6 Ban Mê và tượng đài chiến thắng. Nếu muốn mang về một chút kỷ niệm từ núi rừng Tây Nguyện thì chiếc vòng tay, nhẫn bạc, bên trong là lông đuôi voi sẽ mang lại may mắn cho người đeo nó.

Nguồn: tincaphe.vn

The post Hương cao nguyên trên thành phố Buôn Ma Thuột appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

]]>
https://www.lehoicaphe.com/4125/huong-cao-nguyen-tren-thanh-pho-buon-ma-thuot/feed/ 0 4125
Bộ tộc bắt chồng ở Đắk Lắk https://www.lehoicaphe.com/3962/bo-toc-bat-chong-o-dak-lak/ https://www.lehoicaphe.com/3962/bo-toc-bat-chong-o-dak-lak/#respond Thu, 11 Sep 2014 03:46:17 +0000 https://www.lehoicaphe.com/?p=3962 Bên núi cao thăm thẳm, bên hun hút vực sâu, với nhiều khúc cua tử thần cheo leo hiểm trở, đèo Phượng Hoàng nằm ở khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Khánh Hòa – Đắk Lắk được dân phượt ví là “đệ nhất hùng quan” ở Nam Tây Nguyên. Ít ai biết trên con […]

The post Bộ tộc bắt chồng ở Đắk Lắk appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

]]>
Bên núi cao thăm thẳm, bên hun hút vực sâu, với nhiều khúc cua tử thần cheo leo hiểm trở, đèo Phượng Hoàng nằm ở khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Khánh Hòa – Đắk Lắk được dân phượt ví là “đệ nhất hùng quan” ở Nam Tây Nguyên. Ít ai biết trên con đèo dài 12km từng gắn với nhiều trận chiến khốc liệt, có thời điểm chỉ còn là những mảng núi đồi trơ trọi do những cơn mưa chất độc hóa học, là nơi cư trú của cộng đồng người Êđê. Đã hàng trăm năm trôi qua nhưng đến nay người Êđê ở đèo Phượng Hoàng vẫn duy trì tập tục sơn nữ dùng trâu bò, chiêng ché cùng tiền mặt để “bắt” được người chồng ưng ý về ăn đời ở kiếp.

Bí ẩn cầu thang vú

Theo con đường Quốc lộ 26, chúng tôi vượt chặng đường dài chẻ qua những cánh rừng ngút ngàn tìm đến con đèo nằm ở cửa ngõ phía đông của tỉnh Đắk Lắk là huyện M’đrắk. Đã nhiều năm trôi qua nhưng mỗi khi nhắc đến cụm từ “Phượng Hoàng”, cánh tài xế thường lại qua đã ví đây là “đèo tử thần” vì tiềm ẩn quá nhiều bất trắc, hiểm nguy chết người luôn rình rập.

Từ dưới chân đèo, trên hành trình “leo núi” bằng xe hai bánh qua hết khúc cua cùi chỏ này đến khúc cua tay áo khác, chúng tôi thấy rất nhiều am miếu cô hồn được dựng nên bởi thân nhân của những người bị tử nạn khi lưu thông trên con đèo mang tên loài chim xinh đẹp nhất trong họ anh vũ.

Còn nhớ lúc dừng lại thắp hương cho một ngôi miếu nằm sát vách núi ở sườn Tây (sườn Đông là vực sâu thăm thẳm – PV), chúng tôi được anh Bảo, tài xế xe tải BKS 79C-08821 sau câu nói rợn người “năm nào trên con đèo này cũng có người bỏ mạng để gọi là tế thần núi”, đã tiết lộ “chủ nhân” của ngôi miếu: “Cận cuối tháng 6/2012, tài xế xe mang biển số 76C-00078 là Hưng khi đổ dốc đã không làm chủ tay lái làm lật xe phải bỏ mạng. May mà 2 phụ xe đi cùng thoát chết”.

Bây giờ là 4 giờ chiều, lưng chừng đèo Phượng Hoàng trời mù mịt. Bặm mình di chuyển trong cái lạnh cắt da và nỗi ám ảnh tử thần chực chờ, may sao chúng tôi cũng đi qua hết những đoạn đèo dốc uốn lượn hiểm nguy nhìn từ trên cao cứ như con mãng xà khổng lồ đang trườn hết tốc lực qua khe núi. Phía trước lúc này là những nóc nhà của người Êđê nằm e ấp dưới sự chở che của những ngọn núi khổng lồ.

Gặp nhau tại nhà cộng đồng với chiếc cầu thang rất đỗi lạ kỳ chạm hình bầu ngực của người phụ nữ, ông Y Den, trưởng ban mặt trận buôn Ethi (thôn 1, xã Ea Trang, huyện M’đrắk) cho biết, tên gọi đèo Phượng Hoàng không phải vì nơi đây từng có rất nhiều chim hồng hoàng, mà bởi con đèo nằm chẻ giữa những dãy núi uốn lượn tựa sải cánh của loài chim… nữ hoàng. “Vì sao trên cầu thang của nhà sàn có hình chạm khắc bộ ngực người phụ nữ vậy chú? Khắc cho đẹp, cho lạ hay vì ý nghĩa gì khác”.

30_buon1374
Buôn Ethi nhìn từ đỉnh đèo Phượng Hoàng.

Không cưỡng được sự tò mò, ngay khi nhìn thấy đầu trên chiếc cầu thang của ngôi nhà cộng đồng là nơi diễn ra các sinh hoạt tập thể của làng, có cặp núi đôi căng tràn đầy sự sống, tôi hỏi ông trưởng làng Y Len và được ông hé lộ điều thú vị về một cổ tục được người Êđê ở không chỉ khu vực đèo Phượng Hoàng của huyện M’đrắk mà tại nhiều địa phương khác của tỉnh Đắk Lắk, duy trì qua hàng trăm năm: “Nó là cầu thang cái, lúc nào nó cũng phải to, rộng, đẹp hơn cầu thang đực. Cầu thang đực thì làm trơn thôi, nhưng cầu thang cái phải tạc bầu ngực, đó là bầu sữa của mẹ, ai lên nhà cũng phải nắm bầu ngực để vào nhà”.

Các già làng Êđê ở bên này đèo Phượng Hoàng giải thích vì người Êđê theo chế độ mẫu hệ, vì người phụ nữ làm chủ gia đình nên ngôi nhà phải có biểu tượng của bà là bầu ngực, gọi là “cầu thang cái”. Có người giải thích tổ tiên qua bao đời của họ cho tạc bộ ngực lên cầu thang để giáo dục cho con cháu biết mình được nuôi lớn từ bầu sữa của mẹ nên phải luôn ghi nhớ công ơn.

Dù cách giải thích mỗi người mỗi khác nhưng cả thảy người già Êđê ở đèo Phượng Hoàng đều xác nhận theo phong tục cổ truyền, “cầu thang cái” chỉ dành cho bà chủ nhà, và khách quý. Còn cầu thang đực nằm bên hông nhà dành cho đàn ông:

“Cũng đúng thôi, mình được vợ bắt về làm chồng, mình ở nhà vợ, nên mình phải đi cầu thang đực thôi” – ông Ama Kin, 53 tuổi, chép miệng. Rồi ông giải thích mình như nhiều người Êđê ở đây được vợ bắt về, gọi là “bắt chồng”: “Hồi đó bà vợ ưng ý, bà phải lòng mình, bà về thưa với cha mẹ rồi sang bắt mình về làm chồng, bà vợ bắt mình bằng 2 con heo với bộ chiêng đó”- ông Kin, nhớ lại.

Người trong cuộc kể chuyện… “bị vợ bắt”

Từ cuộc trò chuyện tình cờ, biết được người Êđê ở vùng núi rừng gắn với đèo Phượng Hoàng kiêu sa và hùng vĩ có tục con gái khi để ý ai đó thì tổ chức “đi bắt” về làm chồng, chúng tôi rất đỗi ngỡ ngàng, cứ nghĩ tục ấy chỉ còn là chuyện của ngày xưa. Nào ngờ khi đi sâu mới biết tục sơn nữ hao tốn nhiều của cải, vật chất để “bắt” được chàng trai ưng ý về làm chồng đến nay vẫn còn gắn bó với các buôn làng Êđê nơi đây như hình với bóng.

31_son1374
Cô sơn nữ H’mila (bên trái) xinh như mộng nhưng phải tốn 2 bò, 4 con heo, 10 con gà và 15 triệu đồng để có được chồng.

“Vợ mình là H’Nhau, hồi bắt mình làm chồng, lúc đó khó khăn nên bà chỉ tốn hai con heo thôi, mỗi con nặng hơn 1 tạ. Còn rượu thì không nhớ đâu, chỉ biết là nhiều lắm. Hai con heo đó bố mẹ của vợ trao cho bố mẹ của mình như là trả công nuôi dưỡng. Làm đám cưới xong thì mình về ở rể nhà vợ, ở đến bây giờ. Phong tục người Êđê mình như vậy đó. Con trai mình là Y Nhon vừa rồi làm đám cưới xong cũng về nhà vợ ở buôn Hấp rồi. Do nhà gái khó khăn nên mình chỉ lấy 2 con bò với 3 con heo thôi”.

Khi được tôi hỏi chuyện được vợ “bắt” làm chồng ngày nào, ông Y Den từng làm buôn trưởng buôn Ethi 4 nhiệm kỳ, đã không ngần ngại mà tuôn một mạch như thế. Ông nói trai gái Êđê ngày trước quen biết nhau lúc làng có lễ hội như đám ma, lễ bỏ mả, lễ ăn mừng nhà mới, lễ cúng tế các Yang (thần linh)… hay lúc đi rừng đi rẫy. Khi đã ưng, đã mến lòng nhau rồi, người con gái bao giờ cũng ở thế chủ động về thưa với cha mẹ để nhờ ông mai bà mối sang đánh tiếng với nhà trai, cũng như dọ hỏi xem nhà bên ấy đòi sính lễ gồm những gì để biết đường mà định liệu.

Theo ông Y Den, đa phần giữa hai bên trai gái cùng thống nhất của hồi môn mà nhà gái phải trả cho nhà trai. Nhưng cũng lắm khi xảy ra trường hợp ngoại lệ, phía bên nhà trai đòi hỏi cao quá, nhà gái không đáp ứng được nên đành… bỏ chạy!

Chẳng biết đã có bao nhiêu đôi trai gái Êđê tan giấc mộng uyên ương bởi bị người lớn thách cưới quá cao đã “theo không nổi”. Chỉ biết rằng cái thời mà ông Y Den được vợ là bà H’Nhau bắt làm chồng đến nay đã hơn 30 năm nhưng chuyện sơn nữ bắt chồng vẫn không có gì thay đổi. Điều này gợi cho chúng tôi nhớ đến tục bắt rể của người Châu Ro tại vùng rừng Mã Đà (xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Tuy chế mộ mẫu hệ không “nặng ký” bằng người Êđê nhưng người Châu Ro vẫn có tục “chôn chân” chú rể sau đám cưới, nghĩa là sau ngày vui trọng đại của đôi lứa, chú rể sẽ phải ở nhà vợ đến hết… cuộc đời.

Cần nói rõ rằng tôi nghe những chuyện “bắt rể” này từ lời kể của các ông Năm Nổi, Dương Văn Dương, bà Hồng Thị Hách, Hồng Thị Lịch… là những người già Châu Ro ở rừng Mã Đà. Ngày nay tục bắt rể vẫn được người Châu Ro duy trì nhưng không còn nặng nề như trước. Nhưng như đã nói, với người Êđê, tập tục này đến nay vẫn không hề thay đổi.

Từ sự nhiệt tình của ông Y Den, chúng tôi đã được gặp những sơn nữ như thế, những cô gái Êđê xinh đẹp nếu ở miền xuôi sẽ được các chàng trai dòm ngó, tìm mọi cách để chiếm được trái tim. Đằng này, ở nơi đây, các cô phải làm chuyện ngược lại, mang trâu bò, gà heo và cả tiền mặt đi “bắt” người trong mộng!

Thiếu nữ xinh như mộng trả bò heo với tiền mặt để… có chồng

Rời buôn Ethi mù sương huyền hoặc, chúng tôi tới buôn Duy, nơi có nhiều sơn nữ xinh như mộng đủ khiến bất kỳ trái tim lữ khách nhạy cảm nào xao xuyến với mong ước rằng phải chi mình được “cô ấy” bắt làm chồng. Buôn Duy như buôn Ethi và nhiều buôn làng Êđê khác ở xã Ea Trang, hoang sơ, êm đềm với nhiều ngôi nhà sàn cổ nằm e ấp giữa rừng già được bao bọc, che chắn bởi lớp núi cao nhìn như những con sóng bất tận.

Trên sàn một ngôi nhà dài như thế, chúng tôi gặp được hai cô gái Êđê “bắt chồng” cách đây không lâu. Một trong hai cô gái ấy là H’mila, 19 tuổi. Là gái vùng cao, đi rừng đi rẫy với những gùi lúa, gùi củi trĩu nặng từ bé nhưng H’mila trắng ngần, từ khuôn mặt đến dáng người thanh thoát, duyên dáng. Sau phút ngại ngần ban đầu, khi biết được thiện ý của chúng tôi, H’mila nhoẻn miệng cười, nụ cười sơn nữ khiến khách đường xa quên đi bao mệt mỏi của chặng đường dài nhiều bất trắc.

“Em lấy chồng rồi, lấy xong thì chồng về ở với em thôi. Lấy xong bố mẹ em cắt cho miếng đất ở sát nhà để dựng nhà riêng. Vợ chồng em mới lấy được mấy tháng nên chưa có con. Chồng em là Y Đen, hơn em một tuổi” – H’mila, trò chuyện: “Em với Y Đen thương nhau được hơn 1 năm thì cưới. Để bắt nó làm chồng em phải đi làm để dành tiền mới bắt được đấy”.

– Em bắt Y Đen tốn bao nhiêu trâu bò, ché rượu?

– Cũng nhiều lắm đó, nhà gái bên em phải trả cho nhà trai 2 con bò, 4 con heo, 10 con gà với 15 triệu đồng. Còn rượu đãi khách thì nhà gái phải chịu.

Thật lòng mà nói, khi thấy bông hoa núi rừng H’mila theo đúng nghĩa đen của cụm từ này hồn nhiên kể chuyện phải đi hái cà phê, làm rẫy để dành tiền đặng bắt được chồng, chúng tôi không chỉ bất ngờ mà còn thấy vui vui. Ngồi cạnh bên, cô hàng xóm của H’mila là H’loen lúc này mạnh dạn góp chuyện, bật mí hơn 1 năm trước, để bắt được chàng trai Y Ken (nay 23 tuổi) làm chồng, do hoàn cảnh khó khăn nên cô chỉ tốn 2 con bò mộng. Hỏi chuyện “làm chồng” của hai anh chàng Y Đen và Y Ken, cả hai cô sơn nữ tủm tỉm ra chiều ưng ý: “Nó siêng làm, ít nhậu nhẹt nên em cũng mừng”.

Về sự chênh lệch trong khoản hồi môn phải trả cho đàng trai, 2 cô sơn nữ H’mila và H’loen giải thích “nhiều hay ít” phụ thuộc vào nhiều điều. Nếu chàng trai mà cô gái có ý định “bắt chồng” khỏe mạnh, làm việc giỏi, tính tốt, được nhiều sơn nữ dòm ngó thì nhiều khả năng khoản “cống vật” cho đàng trai ắt là phải nhiều: “Nhưng nếu 2 đứa thương nhau thiệt lòng, nếu bố mẹ chàng trai biết cảm thông thì sẽ không thách cưới quá cao” – H’loen, giải thích. Rồi cô cũng cho biết, sở dĩ tổ tiên của mình duy trì tục lệ đàng gái phải trả của cho đàng trai mới cho bắt rể bắt chồng vì xem đó tượng trưng cho khoản bồi thường mà cha mẹ chàng trai bao năm vất vả nuôi con lớn lên chẳng được nhờ vả gì thì nó đã về nhà người khác.

Có những vùng đất ta đến một lần và nhớ mãi, bộ tộc bắt chồng trên đỉnh đèo Phượng Hoàng ở huyện M’đrắk tỉnh Đắk Lắk là một nơi như vậy!

Nguồn: CAND

The post Bộ tộc bắt chồng ở Đắk Lắk appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

]]>
https://www.lehoicaphe.com/3962/bo-toc-bat-chong-o-dak-lak/feed/ 0 3962
Nhạc cụ độc đáo ở Nam Tây Nguyên https://www.lehoicaphe.com/3928/nhac-cu-doc-dao-o-nam-tay-nguyen/ https://www.lehoicaphe.com/3928/nhac-cu-doc-dao-o-nam-tay-nguyen/#respond Tue, 09 Sep 2014 04:12:28 +0000 https://www.lehoicaphe.com/?p=3928 Một trong những nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người là đàn đá. Ở Tây Nguyên, bộ đàn đá Nduliêng Krat do Giáo sư người Pháp Georges Condominas phát hiện năm 1949 được xem là “bộ đàn đá tiền sử” cổ xưa nhất của thế giới (hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng […]

The post Nhạc cụ độc đáo ở Nam Tây Nguyên appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

]]>
Một trong những nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người là đàn đá. Ở Tây Nguyên, bộ đàn đá Nduliêng Krat do Giáo sư người Pháp Georges Condominas phát hiện năm 1949 được xem là “bộ đàn đá tiền sử” cổ xưa nhất của thế giới (hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Con Người Paris, Pháp). Từ đó đến nay, có rất nhiều bộ đàn đá của các tộc người thiểu số Tây Nguyên (đặc biệt là Nam Tây Nguyên) và các tỉnh lân cận (Bình Thuận, Khánh Hòa…) được tìm thấy.

Nhạc cụ độc đáo ở Nam Tây Nguyên
Biểu diễn đàn đá và cồng chiêng. Ảnh: Khắc Dũng

Giáo sư Trần Văn Khê – một trong những nhà âm nhạc dân tộc học hàng đầu của Việt Nam, cho biết: Bộ Goòng lú (đàn đá – đá kêu) Nduliêng Krat do Giáo sư Georges Condominas phát hiện gồm 11 thanh, được mang về Pháp trưng bày tại Bảo tàng Con Người những năm đó đã gây được sự chú ý đặc biệt của nhiều nhà khoa học chuyên trên các lĩnh vực âm nhạc học, dân tộc học, nhân chủng học… Nhiều nhà khoa học hàng đầu của Pháp và của nhiều quốc gia khác đã đến tận nơi để nghiên cứu và hầu hết đều có chung kết luận: Goòng lú Nduliêng Krat là bộ đàn đá tiền sử lần đầu tiên trên thế giới được tìm thấy ở Tây Nguyên của Việt Nam và đây là bộ đàn đá gắn liền với tên tuổi của nhà dân tộc học người Pháp mang dòng máu Việt – Giáo sư Georges Condominas.

Và, cứ như là sự “linh ứng” vậy, trong những năm gần đây, trên địa bàn Tây Nguyên và các tỉnh lân cận đã có khá nhiều bộ đàn đá cổ được tìm thấy như: bộ đàn đá Khánh Sơn, Bác Ái, Tuy An, Sơn Điền… Trong đó, Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng) là địa bàn được tìm thấy nhiều đàn đá nhất so với các địa phương khác cho đến lúc này.

Bà Đoàn Bích Ngọ – Phó Giám đốc Bảo tàng Lâm Đồng – trong một tài liệu nghiên cứu về đàn đá Nam Tây Nguyên đã viết: “Thạch cầm – đàn đá -là nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người. Nó được xuất hiện trong thời kỳ tiền sử, cách ngày nay 3.000 đến 3.500 năm và “nó không giống bất cứ loại nhạc cụ nào mà khoa học biết”. Sản phẩm văn hóa đặc sắc này phần lớn được phát hiện trong lòng đất cổ xưa”.

Nhạc cụ độc đáo ở Nam Tây Nguyên
Bộ đàn đá Bù Đơ (3 thanh) được sưu tầm và đang trưng bày tại Bảo tàng Lâm Đồng. Ảnh: Khắc Dũng

Với bộ đàn đá Bù Đơ, ông K’Broih (thuộc dòng họ Ksiêng) – người cất giữ bộ đàn – kể lại: Cụ K’Suông, tổ tiên 6 đời của K’Broih, là người đầu tiên sở hữu bộ đàn đá 6 thanh này. Những thanh “đá kêu” ấy được cụ K’Suông tìm thấy trong lòng đất khi chọc lỗ tra hạt gieo lúa trên rẫy của nhà mình. Nghe thấy có âm thanh “lạ” phát ra từ những thanh đá này nên cụ K’Suông đã mang nó về nhà và dùng làm nhạc cụ trong các lễ hội. Sau đó, bà nội của ông K’Broih đã mượn 3 thanh trong 6 thanh đàn này về quê làm lễ ăn mừng lúa mới. Nhưng rủi thay, sau lễ, nhà của bà nội K’Broih bị cháy nên 3 thanh đàn đá vỡ nát. Cho nên, bộ đàn đá Bù Đơ hiện chỉ còn 3 thanh (được lưu giữ tại Bảo tàng Lâm Đồng).

Ngoài bộ đàn đá Blao, “thương hiệu” đàn đá của Nam Tây Nguyên – Lâm Đồng-còn được khẳng định bởi nhiều bộ đàn đá khác; trong đó, đáng chú ý là 2 bộ đàn đá phát hiện cùng tại huyện Di Linh là đàn đá Hòa Nam và đàn đá Liên Đầm.

Có thể nói, những thanh “đá kêu” (Goòng lú) được phát hiện từ trước đến nay ở Lâm Đồng luôn không tách rời nguồn cội lịch sử của vùng đất nằm ở phía tận cùng Nam dãy Trường Sơn. Những sưu tập đàn đá ấy không những chỉ thể hiện rõ bản sắc văn hóa tộc người của các tộc người thiểu số bản địa Nam Tây Nguyên mà còn là minh chứng cho một giai đoạn bình minh lịch sử (hiện vật có niên đại cách nay từ 3.000 đến 3.500 năm) của các tộc người Nam Tây Nguyên.

Nguồn: baogialai.com.vn

The post Nhạc cụ độc đáo ở Nam Tây Nguyên appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

]]>
https://www.lehoicaphe.com/3928/nhac-cu-doc-dao-o-nam-tay-nguyen/feed/ 0 3928